TP.HCM tiếp tục đẫy mạnh chương trình phát triển nhà ở

UBND TP.HCM vừa giao Sở Xây dựng tiếp tục tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 và kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2017.

Theo đó, Sở Xây dựng đảm bảo thời gian trình HĐND Thành phố và UBND Thành phố xem xét thông qua và phê duyệt trong năm 2017; xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2017, trình UBND  Thành phố trong quý II/2017.

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao tham mưu UBND Thành phố bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội hàng năm và 5 năm của Thành phố.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc được giao hướng dẫn UBND các quận, huyện rà soát, cập nhật, điều chỉnh bổ sung, xác định các dự án nhà ở xã hội đã được duyệt đồ án thiết kế đô thị để phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với dự án nhà ở xã hội theo yêu cầu của Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia,  Luật Quy hoạch đô thị và Luật Nhà ở.

ĐTCK

Tin tức khác

  • Tín dụng chuyển dịch sang người mua nhà, xu thế phát triển bền vững

    (ĐTCK) Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản của 5 tháng đầu năm đã tăng trưởng chậm lại so với năm 2016. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng chuyển dịch sang vay sửa chữa mua nhà.

  • Tín dụng bất động sản năm 2017 đang tăng mạnh

    Trong 6 tháng đầu năm 2017, tín dụng bất động sản tăng mạnh, số lương doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tại TP.Hồ Chí Minh rất lớn. Đây là một trong nhưng nội dung báo cáo hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh vừa công bố.

  • Bộ Xây dựng trả lời về điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội

    Khách hàng vay gói 30.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội nhưng chưa đủ 5 năm, chưa trả hết tiền vay có được chuyển nhượng căn hộ cho người đủ điều kiện và người này có thể tiếp tục trả nợ ngân hàng không?

  • Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn vào bất động sản

    Kinh doanh bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017.

    Theo công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong hai tháng đầu năm (tính đến 20/2), cả nước có 313 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký FDI là 2,028 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016. Có 137 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 759,51 triệu USD, bằng 84,5 % so với cùng kỳ năm 2016 và 654 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 619 triệu USD, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ 2016.

    Nếu tính theo lũy kế tới tháng 2/2017, đến ngày 20/02/2017, cả nước có 22.904 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 297 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 156,35 tỷ USD, bằng 52,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

    Thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 2,5 tỷ USD, chiếm đến 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng.

    Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 345,5 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 222,6 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Trong 2 tháng đầu năm 2017 có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 881,6 triệu USD, chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 721,7 triệu USD, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 637,1 triệu USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư.

    Cũng trong 2 tháng đầu năm 2017, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 791,2 triệu USD, chiếm 23,22% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 519 triệu USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký là 464,2 triệu USD chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư.

    Nguồn: (Internet)

Related Loading Xem thêm tin khác